• Home
  • Sức khỏe
  • Yoga hoạt động như thế nào? Những rủi ro có thể gặp phải khi tập

Yoga hoạt động như thế nào? Những rủi ro có thể gặp phải khi tập

yoga hoat dong nhu the nao

Hiện nay, Yoga đang là phòng trào tập luyện thu hút được rất nhiều người tham gia, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, Yoga hoạt động như thế nào, Yoga là gì, bao gồm các loại nào và những rủi ro có thể gặp phải khi tập luyện lại là thông tin mà không phải ai cũng biết.

Yoga là gì?

Yoga là tên một phương pháp rèn luyện thân thể cả về thể chất và tinh thần. Yoga ra đời tại Ấn Độ cách đây khoảng 5000 năm. Do đó phương pháp này mang đậm màu sắc huyền bí với những kiến giải thâm ảo rất khó giải đáp.

Và theo quan điểm hiện đại, Yoga đòi hỏi một quá trình rèn luyện kiên trì để giúp cơ thể đạt được sự thống nhất về thể chất, trí tuệ và tâm hồn. Đúng với nghĩa “buộc lại”, “kết hợp” của từ Yoga trong tiếng Phạn.

Các loại Yoga

Hiện tại, với những lợi ích về sức khỏe, Yoga đang ngày một thu hút nhiều người tham gia. Thực tế, Yoga hiện đại đã có những “biến thể” khác với Yoga cổ điển để phù hợp với mục đích tập luyện hơn. Trong đó, các loại Yoga chính bao gồm:

  • Hatha Yoga

Là loại hình Yoga phổ biến và dễ tập nhất. Hatha chú trọng vào việc thực hiện các tư thế kết hợp với nhịp thở. Từ đó, tăng sự dẻo dai cho cơ bắp, tinh thần cũng nhờ đó mà thoải mái, ổn định hơn.

  • Ashtanga Yoga

Ashtanga là kiểu Yoga tập trung vào 6 bộ những tư thế truyền thống được thực hiện liên tiếp. Các bài tập Ashtanga không kết hợp nhạc hay đạo cụ mà chú trọng vào kỹ thuật thở để điều hòa thể chất và tâm trí từ bên trong.

  • Ivengar Yoga

Ivengar là điển hình cho Yoga hiện đại với nhịp điệu chậm và những tư thế đơn giản, được hỗ trợ bằng nhiều đạo cụ khác nhau như dây, ghế. Với những người cần hồi phục cơ thể sau chấn thường thì Ivengar là loại Yoga phù hợp nhất.

  • Kundalini Yoga

Đây là kiểu Yoga mà những người muốn rèn luyện tinh thần thường lựa chọn. Tôn chỉ Kundalini là nâng cao trí tuệ để tiến tới trí tuệ giác ngộ. Điều này được thực hiện bằng cách giải phóng năng lượng tại cột sống thông qua hơi thở và những chuyển động liên kết liền mạnh. Ngoài ra, một số bài thiền và tụng kinh cũng thường được áp dụng kết hợp.

  • Bikram Yoga

Là loại Yoga được tập trong môi trường nóng, với nhiệt độ có thể lên tới 37-380C. Điều này giúp cho việc tuần hoàn máu và loại bỏ độc tố diễn ra được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với những trường hợp mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp hay tiểu đường, hãy nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện.

  • Power Yoga

Power Yoga là loại Yoga cường độ cao được kết hợp giữa thể dục nhịp điệu và các tư thế Yoga thông thường. Theo đó, cơ thể sẽ phải phối hợp nhịp nhàng, liền mạch nhiều tư thế và thay đổi liên tục. Chính vì thế, dù khó tập nhưng Power Yoga là phương pháp mang lại nhiều dẻo dai và sức mạnh nhất.

Yoga hoạt động như thế nào?

Thực tế, những lợi ích do Yoga mang lại cho sức khỏe là không thể phủ nhận. Bởi mỗi một động tác Yoga khi thực hiện đều sẽ có tác động tới từng nhóm mô, nhóm cơ của cơ thể. Cùng với việc chú trọng vào kỹ thuật thở, Yoga không chỉ giúp thể chất trở nên khỏe mạnh mà còn mang lại sự thoải mái, giải phóng tinh thần khỏi tình trạng lo âu, trầm cảm.

Ở nhiều trường hợp, Yoga còn mang lại những lợi ích về ổn định huyết áp, giảm đau tiêu viêm. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn cho thấy rằng, Yoga có tác dụng cải thiện “chuyện ấy” giúp cơ thể thỏa mãn và đạt được nhiều khoái cảm hơn.

Những rủi ro có thể gặp phải khi tập Yoga

Yoga không phải là thiền mà là một hình thức rèn luyện cơ thể dựa trên việc vận động. Do đó, nó cũng có thể gây ra một số rủi tro trong quá trình tập luyện. Đặc biệt là ở những người mới với những bài tập không phù hợp hay tập quá mức dẫn tới căng cơ, đau nhức, thậm chí có thể gây choáng váng, gẫy xương.

Tốt nhất, nếu có ý định tập Yoga, hãy tới phòng tập để được hướng dẫn chi tiết về các bài tập và loại hình Yoga phù hợp. Ngoài ra, việc tập luyện với huấn luyện viên không chỉ giúp nhanh tiến bộ mà còn giảm tối đa những rủi ro có thể gặp phải.

Bên cạnh đó nếu đang gặp phải các bệnh lý về xương khớp, tim mạch hay huyết áp, hãy nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi tiến hành tập luyện. Trường hợp có vấn đề về xương và cổ, không nên uốn gập người và tư thế “trồng cây chuối” để tránh làm tình hình trở nên nguy hiểm hơn. Và đừng quên chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như khăn mặt, nước, thảm tập và quần áo thoải mái để không bị gián đoạn

Trên đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc Yoga hoạt động như thế nào, các loai Yoga và những rủi ro có thể gặp phải trong qua trình tập luyện. Hãy lưu lại và áp dụng khi cần thiết để việc tập luyện Yoga đạt được hiệu quả cao nhất nhé.



Bình luận của bạn