Đi tiểu ra máu dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Chuẩn đoán, cách điều trị

di tieu ra mau

Đi tiểu ra máu có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng hiểu rõ vấn đề này. Bài chia sẻ dưới đây, các bác sĩ, chuyên gia y tế của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng đi tiểu ra máu

Đi tiểu ra máu là gì?

Đi tiểu ra máu là hiện tượng nước tiểu có lẫn hồng cầu mà lẽ ra được màng lọc cầu thận giữ lại. Tiểu ra máu có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào, không phân biệt nam nữ.

Một người khỏe mạnh bình thường đi tiểu khoảng 5-6 lần một ngày, trung bình khoảng 200ml mỗi lần và hoàn toàn bình thường không có cảm giác đau buốt. Màu nước tiểu trong hoặc vàng nhẹ. Nước tiểu của người tiểu ra máu bị vẩn đục, có màu hồng nhẹ và xuất hiện những sợ máu nhỏ.

Tiểu ra máu gồm 2 loại:

  • Tiểu ra máu đại thể: Do lượng hồng cầu thoát ra nhiều nên nước tiểu có màu vàng đậm, đôi khi có lẫn cả cục máu đông, máu có lẫn trong nước tiểu.
  • Tiểu ra máu vi thể: Màu nước tiểu không có sự thay đổi nhiều, phải dùng kính hiển vi mới xác định được có tiểu cầu trong nước tiểu.

Đi tiểu ra máu là dấu hiệu bệnh gì?

Tiểu ra máu ở dạng vi thể đôi khi không có gì đáng ngại. Nhưng cũng có thể đây là triệu chứng cảnh báo những bệnh nguy hiểm liên quan đến đường tiết niệu dưới đây:

  • Sỏi thận

Sỏi thận là khi các chất trong nước tiểu kết tinh với nhau thành sỏi và bám vào thận hay bàng quang cản trở dòng chảy của nước tiểu gây tắc nghẽn trong thận làm cho nước tiểu có máu.

Nguyên nhân là do thói quen ăn uống không đúng, ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, không uống đủ nước, ngủ không đủ giấc,…

Triệu chứng của sỏi thận:

– Đi tiểu ra máu

– Đi tiểu nhiều lần

– Cảm thấy đau rát khi đi tiểu

– Sốt và ớn lạnh

  • Suy thận

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc và đảo thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Khi thận bị suy yếu người bệnh xuất hiện một số triệu chứng như:

–  Nước tiểu bất thường có bọt hoặc có máu

–  Cơ thể bị phù

–  Người mệt mỏi

–  Hơi thở có mùi amoniac

–  Buồn nôn

Nguyên nhân khiến thận bị suy có thể là do chế độ ăn uống không phù hợp, lạm dụng thuốc tây, uống ít nước hay các bệnh lý về thận như: viêm ống thận kẽ, tiểu đường, viêm cầu thận

Thận suy yếu là bệnh nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời, giai đoạn nặng cần phải phẫu thuật cấy ghép thận mới duy trì cuộc sống

  • Viêm đường tiết niệu

Bệnh chủ yếu xảy ra ở nữ do cấu trúc đường tiết niệu gần hậu môn, sau khi đi tiểu có thói quen lau từ dưới lên, không thay băng vệ sinh thường xuyên, nhịn tiểu nhiều,…. Biểu hiện của bệnh là nước tiểu có màu hồng nhạt, đi tiểu cảm giác đau buốt. Ngoài ra còn một số triệu chứng điển hình khác như:

–  Đi tiểu thường xuyên, cảm giác đau như châm chích

–  Nước tiểu đục có thể lẫn máu

–  Đau vùng bụng dưới

–  Nếu bệnh ở mức độ lành, người bệnh có thể bị sốt và ớn lạnh

  • Sỏi đường tiết niệu

Sỏi không chỉ xuất hiện trong thận mà còn nhiều vị trí trong cơ quan nội tiết bao gồm bàng quang, thận, niệu quản, niệu đạo. Triệu chứng của sỏi đường tiết niệu như:

–   Đau âm vỉ vùng hông

–   Nước tiểu có máu

–   Tiểu rắt, tiểu buốt

–   Buồn nôn

–   Đau thắt bụng khi bệnh nặng

Nguyên nhân gây ra những triệu chứng sỏi đường tiết niệu có thể là do lạm dụng vitamin C, nhiễm trùng đường tiết niệu, u đường tiết niệu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, dị dạng đường tiểu,…Xem thêm: dấu hiệu bệnh viêm niệu đạo ở nam giới

  • Bệnh lý về máu

Đi tiểu ra máu cũng bắt nguồn từ các bệnh về máu như bạch cầu cấp và mạn tính, máu khó đông.

Nguyên nhân của bệnh bạch cầu:

–   Người nhận cả 2 bản sao gen bất thường từ bố mẹ

–   Gen bất thường gây rối loạn thay đổi hoặc đột biến gen

–   Liên kết X

–   Thiếu máu, trao đổi chất kém, đa xơ cứng

Triệu chứng của bệnh

–   Suy giảm nhận thức và tinh thần

–   Suy giảm vận động

–   Khó nói chuyện lưu loát

–   Suy giảm thị lực

  • Tác dụng của một số loại thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu như thuốc chống ung thư, thuốc chống đông máu.

  • Lao động, tập luyện nặng

Nguyên nhân này là rất hiếm nhưng cũng không phải không thể xảy ra. Làm việc nặng, tập thể dục quá sức, mất nước, gây chấn thương vùng bàng quang có thể phá vỡ những tế bào hồng cầu

  • Ung thư bàng quang

Là bệnh lý nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Ung thư bàng quang khiến người bệnh đau buốt khi đi tiểu, tiểu ra máu. Ngoài ra còn một số biểu hiện khác như:

– Cảm giác đau rát khi đi tiểu

– Sút cân không rõ nguyên nhân

– Thường xuyên mệt mỏi, đau dưới vùng thắt lưng

– Sưng bàn chân

– Đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Nguyên nhân gây ra ung thư bàng quang có thể là do thói quen hút thuốc lá, môi trường làm việc chứa chất độc hại, mắc các  bệnh đường tiểu, do di truyền

Cách chẩn đoán bệnh khi bị tiểu ra máu

Tiểu ra máu bắt nguồn từ những bệnh rất nguy hiểm do đó khi gặp hiện tượng này bạn nên dến gặp bác sĩ ngay nhé. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu có chứa máu (biểu hiện bằng các tế bào hồng cầu) không.
  • Nội soi bàng quang
  • Chụp CT để phát hiện ung thư hay sỏi thận

Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa đi tiểu ra máu

Tùy thuộc vào nguyên nhân xác định được qua chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra cách xử trí phù hợp. Từ thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập, dùng thuốc kháng sinh hay các trường hợp bệnh nặng cần phẫu thuật.

Phòng ngừa hiện tượng đi tiểu ra máu

Để ngăn ngừa tiểu ra máu bạn cần loại bỏ các nguyên nhân gây ra các bệnh lý có thể gây nên hiện tượng này. Để phòng bệnh bạn nên thực hiện các lưu ý sau”

–  Ăn uống hợp lý,

–  Uống đủ nước,

–  Không nhịn tiểu và

–  Vệ sinh đúng cách

–  Không hút thuốc lá

–  Hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại

Trên đây là những bệnh nguy tiềm ẩn sau hiện tượng đi tiểu ra máu. Khi phát hiện tiểu ra máu các bạn không nên bỏ qua, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa khám và làm các xét nghiệm cần thiết để biết chính xác nguyên nhân, từ đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất



Bình luận của bạn