Trong cơ thể con người luôn tồn tại một chất có tên là Serotonin. Chất này có vai trò chi phối tâm trạng, cảm xúc và hành động của chúng ta. Nếu bạn bị suy giảm Serotonin có thể dẫn đến bệnh trầm cảm rất nguy hiểm. Hãy tham khảo thông tin dưới đây để biểu rõ hormone Serotonin là gì? đóng vai trò như thế nào?
Serotonin là gì?
Serotonin là chất hóa học tự nhiên có tên là 5-hydroxytryptamine (5-HT) ở trong cơ thể mỗi người. Chúng được sản xuất và là chất dẫn truyền thần kinh bởi các noron ở trong não.
Theo nghiên cứu, serotonin được hình thành từ quá trình chuyển hóa sinh học. Nó là sự kết hợp giữa tryptophan (một thành phần của protein) với tryptopan hydroxylase (một enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh).
Chất hóa học tự nhiên này được nghiên cứu tìm thấy chủ yếu ở trong đường tiêu hóa, trong máu và hệ thần kinh TW của con người. Serotonin đóng vai trò như một hormone điều chỉnh bộ nhớ, giấc ngủ, tâm trạng và tiêu hóa, … của con người chúng ta.
Đặc biệt, nhiều nhà khoa học gọi serotonin là “phân tử hạnh phúc” vì nó có khả năng sản sinh những cảm xúc tốt đẹp cho con người.
Xem thêm câu chuyện liên quan
Vai trò của Serotonin là gì?
Serotonin có nhiều chức năng khác nhau. Nhưng vai trò quan trọng nhất đối với con người là:
– Giúp làm giảm các vấn đề về tim mạch như đau tim, đột quỵ…
– Góp phần vào sự phát triển của não.
– Duy trì những chức năng thiết yếu trong cơ thể như: tim mạch, tiêu hóa và hệ miễn dịch.
– Giúp loại bỏ trầm cảm, lo lắng, cân bằng trạng thái tinh thần cho con người.
– Điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức của cơ thể và đồng hồ sinh học bên trong.
– Làm giảm tình trạng đau tức, đặc biệt là chứng đau nửa đầu.
– Kiểm soát chứng thèm ăn, giúp làm giảm tình trạng béo phí, thừa cân.
– Giúp tạo ra các chất chống oxy hóa, loại bỏ các tế bào gốc tự do và chống lão hóa.
Thiếu hụt serotonin có nguy hiểm không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một khi lượng Serotonin trong cơ thể bị suy giảm, con người sẽ gặp phải những vấn đề sau:
- Tâm trạng buồn chán, uể oải, hay suy nghĩ tiêu cực
- Thường xuyên lo âu, mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, dễ bị kích động, cáu giận
- Thường xuyên mất tập trung hoặc nhầm lẫn
- Suy giảm trí nhớ, khó hoàn thành công việc
- Chán ăn, ăn không ngon
- Thờ ơ với mọi sự việc, hiện tượng, giảm sự quan tâm
- Giảm ham muốn
Đặc biệt, nếu chất Serotonin ở trong não bị suy giảm nghiêm trọng có thể khiến con người bất khả năng suy nghĩ, xử lý thông tin, giao tiếp với bên ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm, thậm chí là bạo lực hoặc tự tử.
Làm cách nào để tăng lượng Serotonin trong cơ thể?
Như vậy có thể thấy rằng, nếu bị suy giảm Serotonin sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cũng như đời sống của con người, nhất là các chứng rối loạn tâm thần.
Để cải thiện tình trạng này, việc thay đổi lối sống là điều vô cùng quan trọng. Theo đó, các chuyên gia, những trường hợp bị thiếu hụt serotonin cần lưu ý những vấn đề sau:
– Cố gắng điều chỉnh tâm trạng theo chiều hướng tích cực
– Tập thể dục, vận động thể chất thường xuyên (mỗi ngày ít nhất 30 phút).
– Phơi mình dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng từ 7 – 9 giờ sáng
– Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng tryptophans cao.
– Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ít chất béo
Đối với những bệnh nhân bị trầm cảm thì cần phải điều trị bệnh theo phác đồ phù hợp. Hiện nay, các loại thuốc SSRIs thường được sử dụng để có thể khắc phục tốt những biểu hiện của người bị bệnh trầm cảm.
Tuy nhiên, người bệnh cần phải sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, những người bị trầm cảm cần phải được theo dõi một cách thận trọng để tránh việc tự làm tổn thương bản thân và nảy sinh các suy nghĩ tiêu cực.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến serotonin. Mong rằng những chia sẻ này đã phần nào giúp các bạn hiểu hơn về vai trò của loại chất này cũng như các nguy cơ mà chúng ta có thể gặp phải nếu bị thiếu hụt serotonin. Từ đó có phương pháp bổ sung nhanh chóng và đúng cách.