Có tới 10% các trường hợp ung thư tinh hoàn là do tinh hoàn ẩn. Vậy tinh hoàn ẩn là gì: vấn đề tinh hoàn bị ẩn ở trẻ sơ sinh và người trưởng thành có gì khác nhau? Làm sao để điều trị ? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp cụ thể ngay trong bài viết dưới đây.
Một hoặc cả hai bên tinh hoàn đều có thể bị “ẩn” đi vì lý do nào đó. Tinh hoàn ẩn ở nam giới trưởng thành có thể gây nhiều ảnh hưởng tới chất lượng đời sống tình dục và năng lực sinh sản.
Tinh hoàn ẩn là gì?
Trong y học, tinh hoàn ẩn là cụm từ được dùng để chỉ tình trạng một hay thậm chí cả hai bên tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm dọc đoạn từ ổ bụng xuống bìu. Thực tế, tinh hoàn ẩn được phân thành 2 loại, dựa vào việc có dùng tay sờ thấy tinh hoàn hay không.
- Tinh hoàn bị ẩn không sờ thấy: ổ bụng, lỗ bẹn sâu.
- Tinh hoàn ẩn sờ thấy: ống bẹn, lỗ bẹn nông.
Tinh hoàn ẩn do đâu?
Việc tinh hoàn không thể di chuyển từ ổ bụng xuống bìu có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Theo đó, những nguyên nhân gây tinh hoàn bao gồm:
- Rối loạn trục hạ đồi – tuyến yên: Trục hạ đồi – tuyến yên là bộ phận quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới nồng độ Gonadotropin. Trường hợp trục này bị rối loạn sẽ dẫn tới tình trạng tinh hoàn ẩn.
- Sai lệch tổng hợp Testosterone: Testosterone là hormone ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh lý và chức năng sinh sản nam. Vì thế, nếu quá trình tổng hợp Testosterone bị sai lệch, tinh hoàn sẽ bị ẩn, hay thậm chí là không là phát triển.
- Do nồng độ Estrogen: Nồng độ Estrogen trong cơ thể người mẹ khi mang thai cũng là yếu tố khiến cho tinh hoàn bị ẩn. Theo đó, nếu thai phụ dùng dùng Diathylstillbesterol hay kháng Androgen sẽ khiến cho việc di chuyển của tinh hoàn bị ảnh hưởng.
- Dây chằng tinh hoàn – bìu phát triển bất thường: Giữa bìu và tinh hoàn phải có một hệ thống dây chằng để cố định tinh hoàn. Tuy nhiên vì lý do nào đó mà hệ thống này bị phát triển bất thường, khiên cho tinh hoàn không thể nằm trong bìu mà treo lơ lửng ở đâu đó ở lỗ bẹn nông hay ống bẹn.
- Một số yếu tố cơ học khác: Ống bẹn xơ hóa, cuống bẹn tinh hoàn ngắn…là những yếu tố cơ học thường gặp dẫn tới tinh hoàn ẩn.
Vấn đề tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh và người trưởng thành
Tinh hoàn ẩn thực chất là tình trạng bẩm sinh. Tuy nhiên, để có cái nhìn chính xác hơn, các chuyên gia y tế đã chỉ ra những vấn đề về tinh hoàn trẻ sơ sinh và người trưởng thành ẩn bất thường.
Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh
Đối với các thai nhi mang giới tính nam, tinh hoàn thường nằm ở sau và sát hai bên thận. Quá trình di chuyển từ thận xuống ổ bụng sẽ diễn ra khi thai được 8 tháng tuổi. Tiếp đó, cả hai bên tinh hoàn sẽ dần dần đi xuống bẹn trước khi bé chào đời.
Tuy nhiên, có nhiều bé nam sinh ra mới chỉ có 1 bên tinh hoàn trong bìu. Bên tinh hoàn còn lại sẽ mất khoảng 3 tháng để di chuyển xuống sau. Đôi khi cũng có những trường hợp khi sinh ra, tinh hoàn chưa nằm bìu. Tỷ lệ này chiếm khoảng 10%.
Trường hợp sau 3-6 tháng mà cả 2 bên tinh hoàn đều chưa nằm trong bìu, các bậc cha mẹ cần chú ý và đưa con sớm thăm khám. Các bác sĩ sẽ khám và đưa ra biện pháp điều trị cụ thể.
Tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành
Tinh hoàn ẩn ở người trường thành thường là do bẩm sinh không điều trị. Lúc này, tinh hoàn thường đã bị teo và mất dần đi chức năng vốn có. Tinh hoàn bị ẩn ở người trường thành thường có các biểu hiện như:
- Không sờ thấy tinh hoàn nhưng lại thấy có cục u trong ống bẹn.
- Bìu kém phát triển.
Nam giới trưởng thành bị tinh hoàn ẩn thường kéo theo một số biến chứng như xư hóa tinh hoàn, ống sinh tinh nhỏ. Nếu chỉ có một bên tinh hoàn bị ẩn thì vẫn có thể sinh con. Nhưng nếu bị ẩn cả 2 bên thì rất dễ dẫn tới vô sinh, thậm chí có thể dẫn tới ung thư.
Chẩn đoán và điều trị tinh hoàn ẩn
Hiện tại, để chẩn đoán tinh hoàn ẩn, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, như:
- Thăm khám vùng bìu, bẹn.
- Siêu âm ổ bụng.
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể.
- Nghiệm pháp HCG.
- Xét nghiệm nội tiết tố: Testosterone, LH, FSH, Prolactine, Estradiol.
- Xét nghiệm chỉ điểm khối u: áp dụng với những trường hợp nghi ngờ ung thư, bao gồm a FP, b – HCG.
Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hơp như:
- Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc GnRH, thuốc HCF dạng xịt.
- Can thiệp ngoại khoa: Bác sĩ sẽ can thiệp để đưa tinh hoàn ra khỏi ổ phúc mạc hay kéo cuống để tinh hoàn xuống bìu.
Với những chia sẻ trên, thắc mắc tinh hoàn ẩn là gì đã được giải đáp. Tinh hoàn ẩn nên được thăm khám sớm để quá trình điều trị đơn giản hơn, nhất là ở trẻ nhỏ. Vì thế, các bậc cha mẹ hãy chú ý hơn tới vấn đề này nhé!