Đau tức bụng dưới do đâu? Đây là câu hỏi băn khoăn của không ít người gặp phải tình trạng vùng bụng dưới đau bất thường. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bạn cần đi khám ngay bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như: u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm bàng quang, sỏi thận,…
Tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống, chúng ta thường gặp phải những cơn đau tức bụng dưới mà không rõ nguyên do. Đôi khi những cơn đau này không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn. Nhưng không có nghĩa bạn có thể chủ quan với nó.
Đau tức vùng bụng dưới ở phụ nữ là bệnh gì?
Tình trạng đau tức bụng dưới ở người phụ nữ có thể xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau. Và tùy thuộc vào từng giai đoạn và triệu chứng đi kèm, có thể là do:
Tham khảo thêm các bệnh liên quan
Đau bụng dưới trước và trong kỳ kinh nguyệt
Khi gần đến kỳ nguyệt san, tử cung sẽ bắt đầu co bóp để tống xuất lớp nội mạc tử cung và trứng không được thụ tinh ra bên ngoài. Đây là lý do tại sao trước và trong kỳ kinh nguyệt chị em cảm thấy đau tức vùng bụng dưới hay còn gọi là đau bụng kinh.
Tùy vào cơ địa của từng người mà mức độ đau bụng kinh sẽ khác nhau. Có người chỉ thấy đau âm ỉ một hai ngày rồi hết nhưng cũng có người bị đau dữ dội, kéo dài đến hết cả kỳ kinh.
Đau bụng dưới do trứng rụng
Hiện tượng này thường xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Theo đó, khi trứng rụng, niêm mạc buồng trứng sẽ bị kích ứng và gây ra các cơn đau nhẹ ở vùng bụng. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, chị em không cần quá lo lắng
Đau tức bụng dưới do bệnh phụ khoa
Nếu như cơn đau bụng dưới ngoài kỳ kinh, trứng dụng. Thì chị em nên chú ý, bởi có thể là do các bệnh lý phụ khoa gây ra. Chẳng hạn như:
Viêm vùng chậu
Vùng chậu bị viêm nhiễm sẽ gây ra những cơn đau tức thường xuyên ở bụng dưới. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như: khí hư ra nhiều bất thường, kinh nguyệt bị rối loạn, đau khi quan hệ…
U nang buồng trứng
Nữ giới bị u nang buồng trứng ngoài việc gặp phải những cơn đau ở vùng bụng dưới còn bị đau ở nhiều vị trí khác trên cơ thể. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề sinh nở của các chị em.
U xơ tử cung
Mặc dù là căn bệnh lành tính không gây nguy hiểm nhiều. Nhưng chị em chớ nên coi thường. Bởi nếu như để khối u phát triển quá mức sẽ gây ra tình trạng rong kinh, đau bụng dưới, xuất huyết bất thường, …
Lạc nội mạc tử cung
Khi lớp nội mạc của tử cung bong tróc ra khỏi thành tử cung không thoát ra ngoài mà lại đi lạc sang vùng khác. Nếu bị lạc nội mạc tử cung sẽ gây ra tình trạng vùng bụng dưới đau tức, tiêu chảy, buồn nôn, rong kinh, …
Đau bụng dưới do đặt vòng tránh thai
Thông thường sau khi đặt vòng tránh thai, các chị em sẽ gặp phải tình trạng đau tức vùng bụng dưới. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường do tử cung phản ứng lại với vật thể lạ được đưa vào cơ thể và gây ra các cơn co bóp.
Cơn đau có thể kéo dài khoảng 7-10 ngày. Nếu nó kéo dài lâu hơn thì các chị em cần đi kiểm tra lại để tránh tình trạng vòng nằm sai vị trí hay không thích ứng với cơ thể.
Đau tức bụng dưới khi mang thai
Nữ giới khi mang thai cần cảnh giác với hiện tượng đau tức bụng dưới bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sau:
Thai ngoài tử cung
Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nếu gặp phải tình trạng đau bụng dưới dữ dội, kéo dài. Hãy đi khám ngay bởi có thể bạn mang thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng nguy hiểm.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Trong thời kỳ mang thai, một số mẹ bầu có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu và gây ra tình trạng đau tức vùng bụng dưới. Đồng thười còn kèm theo hiện tượng đau rát khi đi tiểu, tiểu không kiểm soát, nước tiểu có mùi… Bệnh lý này nếu không được chữa trị có thể làm tăng nguy cơ sinh non rất nguy hiểm.
Nhau bong non
Bánh nhau là một bộ phận vô cùng quan trọng, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai trong bụng mẹ. Khi nhau thai bị bong ra khỏi thành tử cung sẽ khiến tử cung căng cứng và gây đau. Đây là vấn đề vô cùng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời.
Tiền sản giật
Đây là một biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai và sức khỏe của người mẹ. Ngoài tình trạng đau tức bụng dưới, thai phụ còn gặp phải các dấu hiệu khác như đau đầu dữ dội, suy giảm thị lực, buôn nôn, nôn, khó thở, tăng cân nhanh đột ngột… Nếu gặp phải các dấu hiệu này, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Bụng căng giãn quá mức khi mang thai
Bào thai càng lớn, cơ thể người mẹ sẽ càng trở nên nặng nề và mệt mỏi. Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường cảm thấy đau lưng và đau tức bụng dưới do phải nâng đỡ bào thai.
Đau tức bụng dưới ở nam giới do đâu?
Hiện tượng đau tức bụng dưới có thể xảy ra ở nam giới. Và những lý do gây ra tình trạng này cũng khác hơn so với các chị em.
Do rối loạn tiêu hóa
Ăn uống không khoa học, tâm lý căng thẳng, stress kéo dài, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh… là những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Và khi gặp phải bệnh lý này, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau tức ở vùng bụng dưới, bên trái.
Viêm bàng quang
Sự tấn công của các loại vi khuẩn vào bàng quang gây viêm nhiễm sẽ gây ra những cơn đau tức ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, người bệnh còn phải chịu đựng thêm các biểu hiện các như tiểu nhiều, tiểu đau, tiểu không kiểm soát, nước tiểu có mùi hôi hoặc kèm theo máu…
Sỏi thận
Nam giới khi bị sỏi thận sẽ dễ bị đau tức bụng dưới. Đây là những viên sỏi được lắng đọng từ chất thải có trong nước tiểu và di chuyển sang bàng quang.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là một căn bệnh khá nguy hiểm bởi nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. Thông thường khi bị viêm ruột thừa, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau vùng quanh rốn và lan dần sang cả vùng bụng. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy và sốt nhẹ.
Như vậy có thể thấy hiện tượng đau tức bụng dưới cảnh báo cho rất nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, mỗi người chúng ta không nên chủ quan với dấu hiệu này mà cần chủ động thăm khám ngay khi gặp phải. Trong trường hợp hiện tượng này bắt nguồn từ các bệnh lý, các bác sĩ sẽ tư vấn cách kiểm soát và điều trị phù hợp, tránh cho bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bạn.